Về vụ việc một học sinh lấy hai cuốn truyện trị giá 20.000 đồng trong siêu thị tại Gia Lai đã bị nhân viên siêu thị bắt, trói chặt hai tay vào lan can, dán lên người dòng chữ “Tôi là người ăn trộm”, PV Lao Động đã có cuộc trao đổi nhanh với GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc Hội.
![]() GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc Hội. PV: Trước sự việc trên, xin ông cho biết ý kiến với tư cách là người đứng đầu cơ quan giáo dục, bảo vệ trẻ em của Quốc hội? Sự việc ấy vi phạm pháp luật, tôi nghĩ kể cả trường hợp em bé ấy bị bắt quả tang ăn trộm chăng nữa thì cái việc làm của nhân viên siêu thị ấy cũng vi phạm pháp luật. Và nhà trường, các tổ chức bảo vệ trẻ em địa phương hoàn toàn có thể đề nghị khởi tố vụ án ấy. Phải khởi tố vì làm nhục người khác vì đối tượng không phải người bình thường mà là trẻ em. PV: Những người có hành vi làm nhục trẻ em họ bảo rằng không ý thức được sự việc lại đi quá xa như vậy? Không ý thức thì chỉ là tình tiết giảm nhẹ thôi chứ đâu có phải vì thế mà không xử lý được. Tôi đọc thông tin thấy gia đình phải đi xin lỗi người ta, đền tiền người ta trong khi siêu thị ấy thì không bị sao cả. Trong trường hợp này, người vi phạm lại được người bị hại xin lỗi nữa. Tại sao chấp nhận chuyện đó. Thái độ như vậy thì kiên quyết phải xử lý. Tôi nghĩ báo chí phải có thái độ rõ ràng trong chuyện này để bảo vệ trẻ em. Đây không chỉ là xử lý về hình sự còn là xử lý về luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em. PGS. TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học): Giết chết nhân phẩm danh dựNếu phát hiện vi phạm của em học sinh này thì nhân viên siêu thị hoàn toàn có thể nói chuyện với em đó trong không gian kín đáo hơn để làm rõ động cơ, mục đích của hành vi vi phạm đó. Căn cứ vào câu chuyện đó sẽ nhắc nhở cho thấy hành vi đó là sai phạm vì dùng những đồ không phải của mình là điều đáng xấu hổ kèm theo sự răn đe là sẽ trao đổi với nhà trường, gia đình. Tôi nghĩ nếu nhân viên siêu thị xử lý được như vậy phù hợp với hành vi lấy trộm sách. Vấn đề đặt ra ở đây là kể cả đứa trẻ đó có thể lấy trộm hơn một lần thì cũng không đáng bị hành xử như vậy. Trong trường hợp này ứng xử với sai phạm của nhân viên siêu thị là quá mức cần thiết. Việc chụp ảnh bắt giơ biển như vậy có xu hướng phỉ báng, tiêu diệt nhân cách người ta, làm cụt hết con đường danh dự nhân phẩm của người bị bêu riếu. Việc treo biển bêu riếu như vậy không thể giết chết con người nhưng nó giết chết nhân phẩm danh dự. Đối xử như vậy không tương xứng với hành vi phạm lỗi đó. Quan trọng hơn là vi phạm nhân phẩm con người. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét